Sét hoạt động như nào?


Sấm sét là một hiện tượng tự nhiên mang bao nhiêu điều bí ẩn, Sét hàng năm gây ra rất nhiều những thảm họa xuống Trái đất

Để giảm thiểu các tai nạn do sét gây ra, chúng ta cần lắp đặt hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng

Trong bài này chúng ta tìm hiểu về Cọc tiếp địa và lý do nên sử dụng nó:

  • Sét là gì?
  • Chúng hoạt động như nào?

Sấm sét là gì?

Sét là một hiện tượng tự nhiên, nó được sinh ra từ các đám mây vũ tích.

Mây vũ tích hay còn gọn là mây dông. Mây dông có độ cao từ 1 đến 2 km cách mặt đất và độ cao đỉnh mây lên đến 15km.

Mây dông được tạo ra khi những luồng khí nóng dưới đất mang theo hơi nước bay lên đến độ cao nào đó thì đọng lại thành những tinh thể băng li ti, nhiều tinh thể băng tụ lại thành mây, khi Trái đất càng nóng thì những luồng khí nóng đưa hơi nước càng lên cao làm cho mây càng dày thêm.

Khi đám mây dày lên không khí lạnh hơn và các tinh thể băng va chạm, dính vào với nhau cho đến khi đạt được trọng lượng bị ảnh hưởng bởi trọng lực thì các tinh thể băng rơi xuống. kim thu sét

Tham khảo: Cọc tiếp địa bằng đồng chống sét hiệu quả

Chúng hoạt động như nào?

Các luồng khí nóng đi lên va chạm cọ sát với các tinh thể băng đi xuống trong đám mây sẽ làm cho đám mây tích điện.

Các phần tử điện tích âm có khối lượng lớn nên nằm dưới đáy đám mây còn các phần tử điện tích dương nhẹ hơn nên bị đẩy lên phần trên của đám mây.

Như vậy trong bản thân đám mây đã hình thành một điện trường cục bộ của một lưỡng cực điện và dưới tác dụng của điện trường cục bộ này các phần tử sẽ di chuyển nhanh hơn, điện tích được tạo ra nhiều hơn và điện trường càng mạnh hơn.

Sét được tạo ra bởi hiện tượng phóng điện giữa hai đám mây tích điện gần nhau hoặc giữa đám mây tích điện với mặt đất

Sét đánh cháy bầu trời

Lắp đặt hệ thống chống sét An toàn – Chất lượng với Cọc tiếp địa bằng đồng thau


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *